TIP BẢO VỆ MẮT

CÓ NÊN ĐEO KÍNH CẬN THƯỜNG XUYÊN?
07 Tháng 08
Đăng bởi:  BÙI THỊ HẰNG MI

CÓ NÊN ĐEO KÍNH CẬN THƯỜNG XUYÊN?

Khi nào cần đeo kính cận thị? Bạn nên đến các cơ sở có chuyên môn về đo thị lực để kiểm tra bạn ...

Khi nào cần đeo kính cận thị?

Bạn nên đến các cơ sở có chuyên môn về đo thị lực để kiểm tra bạn có bị cận thị hay không. Nếu bạn có một trong số các triệu chứng dưới đây thì khả năng cao bạn đang gặp một tật khúc xạ nào đó và cần phải khám thị lực ngay. Việc trì hoãn đeo kính cận thị có thể dẫn tới các vấn đề thị lực nghiêm trọng khác như nhược thị.

  • Nheo mắt nhìn các vật thể ở khoảng cách xa
  • Nhức đầu do mỏi mắt
  • Khó nhìn vào ban đêm khi lái xe
  • Khó tập trung trong lớp

Cận thị nhẹ có nên đeo kính?

Cận thị là khi kết quả đo thị lực của bạn lớn hơn 0.5 D. Cận thị nhẹ là từ 0.5 D đến 6.0 D và cận thị nặng là lớn hơn 6.0 D. Không có mức giới hạn an toàn nào cho cận thị. Hơn 30% bệnh thoái hóa điểm vàng xảy ra ở những người có độ cận nhỏ hơn 6.0 diop. Tức là một khi bạn cận thị thì việc đeo kính cận thị và các biện pháp kiểm soát khác là cần thiết. Việc mắt điều tiết quá nhiều có thể làm cận thị diễn biến nhanh hơn và kéo theo các bệnh lý về mắt khác như nhược thị.

Ngược lại nếu kết quả đo thị lực của bạn nhỏ hơn 0.5 D và không có sự cản trở nào trong sinh hoạt bình thường thì bạn có thể không đeo kính.

Có nên đeo kính cận thường xuyên?

Đối với hầu hết những người bị cận thị, kính cận thị là lựa chọn chính để điều chỉnh thị lực. Tùy thuộc vào mức độ cận thị, bạn có thể chỉ cần đeo kính cho một số hoạt động nhất định, như xem phim hoặc lái xe ô tô. Hoặc nếu bạn bị cận thị nặng, bạn có thể phải đeo chúng mọi lúc. 

Khi bắt đầu đeo kính thuốc, bạn sẽ thấy thị lực của mình rõ ràng hơn rất nhiều nên bạn muốn đeo kính mọi lúc. Nếu bạn cảm thấy thoải mái với điều này thì hoàn toàn không có lý do gì khiến bạn không thể đeo kính.

Một số người tin rằng việc đeo kính thường xuyên sẽ gây hại cho mắt, khiến thị lực tệ hơn khi bạn tháo kính ra. Tuy nhiên, thông tin này không chính xác. Kính sẽ không làm cho thị lực của bạn kém đi cũng như không làm cho mắt của bạn phụ thuộc vào kính.

Các loại kính cận thị trên thị trường

Kính gọng

Có 3 loại tròng kính bao gồm:

Tròng kính chỉ số cao ( High- index): Những thấu kính này sử dụng vật liệu mỏng hơn để điều chỉnh thị lực. Điều này có thể làm cho kính đeo mắt thoải mái hơn vì chúng sẽ nhẹ hơn.

Đa tròng:  Những thấu kính này hoạt động trên hai hoặc nhiều vấn đề về thị lực như cận thị, lão thị,… Giúp mắt có thể nhìn rõ nét ở các tầm nhìn khác nhau như tầm nhìn xa, tầm nhìn trung, tầm nhìn gần.    

Tròng kính đổi màu: Những thấu kính này thay đổi màu sắc dựa trên ánh sáng. Chúng ngăn chặn tia UV và hoạt động như kính râm dưới ánh nắng mặt trời. Ở trong nhà trở lại trạng thái trong suốt không màu.

Có những lớp phủ khác nhau mà mọi người có thể phủ lên tròng kính của mình, chẳng hạn như:

  • Chống lóa:  Lớp phủ này làm giảm mỏi mắt liên quan đến quầng sáng, ánh sáng chói.
  • Khả năng chống xước:  Lớp phủ này làm giảm nguy cơ trầy xước trên thấu kính.
  • Giảm ánh sáng xanh: Những người làm việc trên máy tính có thể cân nhắc lớp phủ này vì nó làm giảm mỏi mắt.
  • Chống tia cực tím: Lớp phủ này bảo vệ mắt khỏi tia UV của ánh nắng mặt trời.

Kính áp tròng

Có nhiều loại kính áp tròng, có thể kể đến các loại như:

  • Kính áp tròng dùng nhiều lần:  Bạn đeo chúng vào ban ngày và vệ sinh chúng vào ban đêm, thay kính theo lời dặn của bác sĩ.
  • Kính áp tròng dùng một lần : Chỉ dùng một lần và vứt kính đi.
  • Kính Ortho – K: Orthokeratology là một loại kính áp tròng đeo qua đêm để điều chỉnh tầm nhìn xa bị mờ vào ban ngày.
  • Kính áp tròng đa tiêu cự: Kính có các vùng tiêu cự khác nhau. Trung tâm của thấu kính, hay còn gọi là “hồng tâm”, điều chỉnh tầm nhìn xa bị mờ, trong khi các phần bên ngoài của thấu kính làm mờ tầm nhìn ngoại vi của bạn.
  • Kính áp tròng màu: Cho phép bạn thay đổi màu mắt, thường dùng cho mục đích thẩm mỹ.
Kính áp tròng
Kính áp tròng

Cách chọn đúng loại kính cận cho bạn

Mỗi loại kính cận thị có những ưu, nhược điểm riêng. Bạn có thể tùy chọn theo sở thích. Dưới đây là ưu nhược điểm của kính gọng và kính áp tròng để bạn có thể cân nhắc lựa chọn.

Ưu, nhược điểm kính gọng

Ưu điểm: Có thể sử dụng dễ dàng, không cần dung dịch vệ sinh đặc biệt. Bạn có thể lựa chọn nhiều loại gọng để phù hợp với sở thích. Nếu thị lực không thay đổi, bạn không phải thay kính thường xuyên. Ngoài ra, bạn không cần phải chạm vào mắt khi đeo kính . Kính gọng có thể dễ dàng tháo và đeo vào bất cứ lúc nào bạn muốn.

Nhược điểm: Chúng có thể làm sai lệch tầm nhìn, đặc biệt là ở rìa ống kính nếu bạn bị cận nặng hoặc loạn thị. Kính đè lên mũi hoặc áp lực lên tai. Các thấu kính có thể bị sương mù và bám nước trong mưa. Kính gọng thường không phải là sự lựa chọn tốt nhất khi hoạt động thể thao.

Ưu, nhược điểm kính áp tròng

Ưu điểm: Kính áp tròng mang lại cho bạn tầm nhìn tự nhiên hơn so với kính gọng. Chúng không bị sương mù hoặc bị ướt khi trời lạnh hoặc mưa và không gây cản trở khi bạn chơi thể thao.

Nhược điểm: Việc bảo quản kính phức tạp hơn. Bạn có thể bị nhiễm trùng mắt nghiêm trọng nếu không sử dụng đúng cách. Nếu bạn bị loạn thị cao, tầm nhìn của bạn có thể bị mờ khi đảo mắt. Việc đeo kính áp tròng cũng gây khó khăn cho nhiều người. Có thể mất nhiều thời gian hơn để bạn quen với việc đeo kính.

Tùy thuộc vào mục đích sử dụng bạn có thể lựa chọn cho mình loại kính thích hợp. Không nên trì hoãn việc đeo kính vì có thể dẫn đến các bệnh lý về mắt trầm trọng khác.

Nguồn: bác sĩ Phan Văn Gíao

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: